Tìm kiếm tin tức

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Liên kết website
BÁO CÁO KINH TẾ XÃ HỘI NĂM 2022
Ngày cập nhật 17/10/2023

UỶ BAN NHÂN DÂN

XÃ VINH HÀ

 

 
 
 

 


Số: 743/BC-UBND

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 
 
 

 


                Vinh Hà, ngày 20  tháng 12 năm 2022

 

BÁO CÁO

Đánh giá tình hình thực hiện kinh tế - xã hội năm 2022

Và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023

 

Thực hiện Nghị quyết số 29 - NQ/ĐU ngày 22/12/2021 của Đảng ủy xã Vinh Hà về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2022; Nghị quyết số 81/NQ-HĐND ngày 27 tháng 12 năm 2021 của HĐND xã về nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội năm 2022; UBND xã ban hành Quyết định số 1037/QĐ-UBND ngày 31/12/2021 về việc triển khai thực hiện nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022; trong đó, đã phân công trách nhiệm theo dõi, chỉ đạo cụ thể đối với từng Chương trình. Các ngành, công chức, đơn vị được phân công chủ trì thực hiện Chương trình đã xây dựng kế hoạch phối hợp tổ chức thực hiện, bám sát mục tiêu, nhiệm vụ; kết quả thực hiện các Chương trình kinh tế - xã hội năm 2022, như sau:

 

Phần thứ nhất

ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2022

 

* Ước thực hiện một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu:

 

 

 

TT

 

 

Chỉ tiêu

 

Đơn vị tính

 

Kế hoạch năm 2022

Thực hiện

Tỷ lệ %

A

Chỉ tiêu về kinh tế

 

 

 

 

1

Giá trị sản xuất

Tỷ.đ

381,8

403,98

105,8

 

- Nông, lâm, ngư nghiệp

Tỷ.đ

240,12

233,98

97,4

 

- Thương mại, dịch vụ

Tỷ.đ

114,59

120

104

 

-Tiểu thủ công nghiệp- xây dựng

Tỷ.đ

27,11

50

184

2

Tổng đầu tư toàn xã hội tăng thêm

%

85

130

152,9

3

Sản lượng lương thực

Tấn

8.914,9

6.875

77,1

4

Sản lượng đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản

Tấn

550-600

610

101

5

Giá trị thu hoạch/diện tích canh tác

Tỷ.đ

72

65

90,2

6

Tổng các khoản thu giao xã thu trên địa bàn

Trong đó: Thu tiền bán đất

Tỷ.đ

10,865

10,0 (NS xã hưởng 3,5)

4,980/4,365

Tiền đất 3,928/3,5

114

 

112

7

Chi ngân sách

Tỷ.đ

8,341(Trong đó XDCB 3,5)

21,593/8,341(XDCB 5,915/3,5)

258,8

 

169

8

Thu nhập bình quân đầu người

Tr.đ

48,5

49,5

102

B

CHỈ TIÊU VỀ XÃ HỘI

%

 

 

 

9

Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi SDD

%

8

8

100

10

Tỷ lệ hộ nghèo (giảm hằng năm)

0,5 - 1

1,38

Đạt

11

Tạo việc làm mới

%

200

227

113

12

Tỷ lệ lao động qua đào tạo

%

45

48,9

108

13

Tỷ lệ dân số tự nhiên  (%0)

%

1,0

1,0

100

14

Tỷ lệ người dân tham gia BHYT

 

95

99,6

104

C

CHỈ TIÊU VỀ MÔI TRƯỜNG

%

 

 

 

15

Tỷ lệ hộ dùng nước máy

%

95

95

100

16

Tỷ lệ thu gom và xử lý rác thải

%

87

87

100

 

I. LĨNH VỰC KINH TẾ:

                1. Sản xuất nông nghiệp:

1.1. Về trồng trọt:

a. Cây lúa: 

* Diện tích vụ Đông Xuân năm 2022: 781,5 ha, Trong đó: Nội đồng: 261ha; Vùng Bàu Ô 445,5ha; Vịnh, Hà cỏ: 75ha

- Năng suất: 53 tạ/ha; tương ứng sản lượng: 4.142 tấn.

Giống và cơ cấu giống: Tỷ lệ sử dụng giống lúa xác nhận 98%; Cơ cấu giống lúa có chất lượng cao đạt 51,1% (400ha/781,5 ha).

*  Diện tích vụ Hè Thu năm 2022:Gieo cấy 460,2 /729,5ha, đạt tỷ lệ 63%; trong đó:  Nội đồng 202ha;  Bàu Ô: Ô1 83,7ha; Ô2: 107,3ha; Ô3: 51,6ha; Ô4: 15,6ha.

- Năng suất: 57,3 tạ/ha; tương ứng sản lượng: 2.637 tấn.

* Tổng diện tích sản xuất cả năm: 1.241ha/1.511ha, đạt 82,13%. Năng suất: 54,62 tạ/ha; tương ứng sản lượng: 6.779 tấn.

Những diện tích còn lại không tổ chức sản xuất được nguyên nhân: Vụ Đông xuân có nhiều đợt mưa ngập kéo dài, ảnh hưởng đến thời gian sinh trưởng phát triển của cây lúa, nếu sản xuất vụ Hè thu sẽ bị trễ vụ, bên cạnh đó giá cả vật tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật tăng cao, các dịch vụ khác cao, đầu ra của sản phẩm thấp, thời tiết bất thường cho nên có một số bà con nhân dân không sản xuất.

          * Diện tích lúa tái sinh: Diện tích 40ha

- Năng suất: 24 tạ/ha; tương ứng sản lượng: 96 tấn.

* Tổng sản lượng cả năm 6.875 tấn

b. Cây màu: Diện tích 55 ha; năng suất 50 tạ/ha; sản lượng 275 tấn.

Ước giá trị từ sản xuất nông nghiệp thực hiện 47,98/ 57,11 tỷ, đạt 84% so với kế hoạch (giá lúa 6.500đ/kg, giá  cây màu 12 triệu đồng/ha)

1.2. Về chăn nuôi, thú y:

          Chăn nuôi: Trong năm 2022 công tác chăn nuôi có nhiều thuận lợi, tổng đàn gia súc, gia cầm phát triển khá ổn định. Hiện nay tổng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn có 120.012 con (trong đó: trâu 62 con, bò 380 con, dê 170 con, lợn 2.250 con,( lợn nái: 90 con, lơn thịt: 2160 con); gà 27.650 con, vịt 89.500 con); Triển khai Kế hoạch tiêm phòng vụ Xuân đảm bảo miễn dịch phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm; kiểm tra, kiểm dịch động vật và sản phẩm có nguồn gốc động vật, do đó trên địa bàn xã không có dịch bệnh xảy ra.

Thú y: Tăng cường công tác tuyên truyền, phòng ngừa dịch bệnh, thực hiện vệ sinh tiêu độc khử trùng tại lò giết mổ gia súc, các gia trại chăn nuôi. Đã tổ chức tiêm phòng bệnh viêm da nổi cộc ở trâu, bò trên địa bàn 280 liều; tụ huyết trùng 160 liều; tam liên lợn 50 liều, lỡ mồm long móng 320 liều, dại chó 270 liều.Thường xuyên kiểm tra các chợ và phát hiện xử lý thịt không có dấu theo quy định.

Ước giá trị từ chăn nuôi thực hiện được 56/55,12 tỷ đồng, đạt 101,6% so với kế hoạch

1.3. Về lâm nghiệp:

Tổ chức Lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Nhâm Dần năm 2022, đã triển khai thực hiện hoàn thành các chương trình, kế hoạch đề ra; làm tốt công tác quản lý, bảo vệ rừng khoản (3ha), phòng chống cháy rừng. Tăng cường thực hiện các biện pháp quản lý rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn xã, không để xảy ra tình trạng phá rừng, lấn chiếm rừng trái phép.

Vận động nhân dân thu hoạch các loại cây lớn như tràm hoa vàng, keo lai..., đồng thời trồng mới các loại loại cây có giá trị kinh tế cao như Bạch đàn; Dương liễu; xà cừ....ở những khu vực đất hoang hóa, phủ xanh đất trống, đất hoang hóa.

Ước giá trị từ lâm nghiệp thực hiện 6,7/6,62 tỷ đồng, bằng 101,2% so với kế hoạch.

1.4. Về thủy sản:

Tổng diện tích NTTS trên toàn xã (theo kế hoạch): 415,5729 ha.

Trong đó: Nước lợ: 372,2850 ha; Cao triều:75,6914 ha; Thấp triều: 296,5936 ha; Nước ngọt: 43,2879 ha.

- Tổng diện tích thả nuôi: 390/415 ha đạt tỷ lệ 94% so với kế hoạch; Trong đó: Cao triều: 75 ha; Thấp triều: 296 ha; Nước ngọt: 19 ha.

- Tổng sản lượng đánh bắt và nuôi trồng thủy sản: 610 tấn, Trong đó:  nuôi trồng: 252 tấn ( Tôm 58,5 tấn, cua 9,7 tấn, cá các loại 183,8 tấn); đánh bắt: 358 tấn .Trong đó: Tôm 123 tấn, cua 6,8 tấn, cá các loại 228,2 tấn.

Ước giá trị sản xuất từ khai thác và NTTS  123,3/121,28 tỷ đồng, đạt 101,7% so với kế hoạch.

* Ước tổng giá trị sản xuất từ ngành Nông- lâm-ngư nghiệp 233,98/240,12 tỷ đồng, đạt  97,4% so với kế hoạch.

2. Thương mại- dịch vụ:

Các ngành kinh doanh thương mại và dịch vụ được phục hồi và duy trì phát triển sau đại dịch Covid-19, tình hình thị trường có nhiều chuyển biến tích cực, sức mua tiêu dùng được cải thiện, công tác bình ổn thị trường được quan tâm, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường hàng hóa nhằm đảm bảo cung cầu thị trường, hàng hóa thiết yếu phục vụ người tiêu dùng.

- Thương mại trên địa bàn dịch vụ xăng dầu: 01cơ sở; dịch vụ sản xuất vật liệu xây dựng: 05 cơ sở; có 03 chợ; chợ mai thôn Phường 4 gồm 31 lô quầy; các hàng tạp hóa. Chợ chiều thôn Phường 5 gôm 07 lô quày các hàng tạp hóa.

- Dịch vụ xe du lịch hiện có: 08 cơ sở ; dịch vụ xe vận tải: 06 cơ sở ; dịch vụ xe ben vận chuyển cát sỏi: 08 cơ sở

- Dịch vụ thu mua lúa, gạo: 07 cơ sở; dịch vụ xay sát: 08 cơ sở; dịch vụ quan cape nhà hàng 22 cơ sở; dịch vụ khác 22 cơ sở.

-  Đây là các thương mại dịch vụ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đã thu hút các thành phần kinh tế đầu tư phát triển các mô hình như lúa chất lượng cao có quy mô và chất lượng trong sản xuất nông nghiệp.

Ước tổng giá trị thương mại- dịch vụ 120/114,59 tỷ đồng, đạt 104 %.

3. Tiểu thủ công nghiệp, xây dựng:

Trong năm qua, các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp có bước phát triển, khả năng cạnh tranh sản phẩm của các cơ sở có nhiều tiến bộ các ngành nghề nông thôn như:

Ngành sản xuất đồ mộc mỹ nghệ có 17 cơ sở; ngành nghề cơ khí 09 cơ sở; ngành nghề may mặc  46 cơ sở; ngành nghề sửa chữa xe máy 09 cơ sở; các ngành nghề khác tiếp tục duy trì hoạt động góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.

Có 01 doanh nghiệp chuyên hoạt động về lĩnh vực xây dựng dân dụng.

Ước giá trị tiểu thủ công nghiệp - ngành nghề nông thôn và xây 50/27,11 tỷ đồng, đạt 184%.

4. Thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới:

Tháng 4 đã tổ chức Lễ công bố xã Vinh Hà đạt chuẩn nông mới năm 2021

          Tiếp tục triển khai và nâng cao công tác xây dựng nông thôn mới đảm bảo với nhu cầu và thiết thực ở địa phương, chú trọng giữ vững các chỉ tiêu đã đạt được và nâng lên một số chỉ tiêu còn thấp so với yêu cầu như giao thông nông thôn và giao thông nội đồng, tỷ hộ nghèo vẫn còn khá cao so với bình quân toàn huyện chỉ còn 3,25%. 

5. Quản lý đất đai và tài nguyên môi trường:

5.1. Công tác tuyên truyền các quy định của pháp luật về đất đai:

  Ngay từ đầu năm, Ủy ban nhân dân xã đã ban hành kế hoạch tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật liên quan đến đất đai; Chỉ đạo cán bộ văn hóa thông tin mở chuyên mục phát thanh tuyên truyền về đất đai, tài nguyên môi trường trên hệ thống đài truyền thanh của xã để nhân dân, tổ chức biết, chấp hành.

Nhìn chung, công tác tuyên truyền pháp luật đất đai đã được triển khai rộng rãi đến mọi đối tượng với những nội dung thiết thực và hình thức phù hợp được dư luận nhân dân đánh giá cao. Qua đó đã góp phần nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật đất đai của các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng đất.

  5.2. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất: Hoàn thành công tác kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ quy hoạch chung xã tầm nhìn đến 2040.

   Đã được UBND huyện phê duyệt tại quyết định số 2587/QĐ-UBND ngày 22/9/2022 về việc phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng xã Vinh Hà đến năm 2030, định hướng đến năm 2040.

  Lập tờ trình đề nghị thu hồi quy hoạch phân lô bán đấu giá quyền sử dụng đất ở thôn phường 2 để bán đấu giá đổi lấy cơ sở hạ tầng đã được UBND huyện phê duyệt.

5.3. Giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất: Giao đất thông qua hình thức đấu giá 15 lô ở vùng quy hoạch thôn phường 2 với ố tiền trúng đấu giá 10.462.697.000 đồng.

Đã tiến hành họp hội đồng tư vấn đất đai xét duyệt đối với 02 hộ nghèo xin giao đất để xây dựng nhà ở tại vùng quy hoạch định cư thôn Phường 5.

5.4. Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Đã tiếp nhận 97 hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Gồm: Đang thụ lý tại UBND xã 03 hồ sơ; Chuyển huyện 94 hồ sơ

Trong đó: Cấp mới 06 hồ sơ; Chuyển nhượng và tặng cho 38 hồ sơ;  Đính chính 16 hồ sơ; Cấp đổi 13 hồ sơ; Thừa kế 09 hồ sơ; Gia hạn đất nông nghiệp 12 hồ sơ

 5.5. Thống kê kiểm kê đất đai: Đang tiến hành thống kê đất đai năm 2022.

 5.6. Quản lý giám sát việc thực hiện quyền nghĩa vụ của người sử dụng đất.

Công tác giám sát thường xuyên phối hợp giữa các cơ quan chuyên môn của UBND huyện, Chi nhánh văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất và UBND xã trong triển khai thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất:

Ủy ban nhân dân xã thường xuyên phối hợp với cơ quan chuyên môn Phòng Tài nguyên môi trường và văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trong công tác quản lý đất đai, nhất là trong công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, phối hợp, hướng dẫn nhân dân kê khai, lập thủ tục nhằm tránh việc phải gửi hồ sơ để kê khai lại giảm việc đi lại nhiều lần của người dân.

Tranh thủ ý kiến chỉ đạo của UBND huyện trong công tác quản lý đất đai, lập thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nhân dân.Tuy nhiên hiện nay trên địa bàn xã Vinh Hà, qua kiểm tra, rà soát vẫn còn tồn đọng một số loại đất chưa cấp giấy.

5.7. Tình hình giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo đất đai, lấn chiếm đất:

- Tranh chấp đất, khiếu nại về đất ở: Gồm 01 trường hợp. Đã giải quyết hoà giải xong tại UBND xã.

- Tình hình lấn chiếm đất đai xây dựng nhà trái phép: Gồm 2 trường hợp: Đã lập biên bản đình chỉ.

5.8. Công tác môi trường.

- Tiếp tục hoàn thiện hơn nữa công tác thu gom và vận chuyển xử lý rác thải. Hợp đồng doanh nghiệp Hằng Trung vận chuyển và thu gom xử lý. Đến nay đã khảo đã có 8 điểm tập kết để thu gom rác thải trên khắp địa bàn toàn xã, đảm bảo hạn chế tránh ô nhiễm môi trường, đã tiến hành thu phí vệ sinh môi trường quý 1+2, đã thu được 171.556.000 đồng, quý 3 + 4 đang tiến hành thu.

- Phát động Đoàn thanh niên kết hợp các ban ngành đoàn thể ra quân dọn vệ sinh môi trường tại Nghĩa trang Liệt sĩ, các cụm dân cư trên địa bàn toàn xã. Để chào mừng các ngày Lễ lớn.

Tổ chức vệ sinh môi trường hưởng ứng “ Ngày Chủ nhật xanh năm 2022”. Để duy trì, thực hiện thường xuyên các hoạt động hưởng ứng Ngày Chủ nhật xanh năm 2022; Đề án tổ chức Ngày Chủ nhật xanh“Hãy hành động để Thừa Thiên Huế thêm Xanh - Sạch - Sáng”; phát quang đường làng ngỏ xóm vào sáng chủ nhật mỗi tuần với chủ đề “60 phút sạch nhà đẹp ngõ” .

* Kết quả thực hiện các chỉ tiêu về môi trường:

- Tỷ lệ hộ dùng nước máy đạt 95%

- Tỷ lệ thu gom và xử lý rác thải trên địa bàn đạt 87%

          6. Tài chính- ngân sách và tín dụng:

          6.1. Tài chính ngân sách.

Tổng thu ngân sách: Ước tổng thu ngân sách thực hiện 1.052/665 triệu đồng, đạt 158% kế hoạch HĐND huyện giao và 1.052/865 đạt  121% kế hoạch HĐND xã giao.Trong đó: Thu cố định 130/180 đạt 72%; Thuế NQD ( huyện, xã thu xã: 210/170 triệu đồng đạt 123% so với kế hoạch; Lệ phí trước bạ: 514/80 triệu đồng đạt 642% so với kế hoạch; Thuế thu nhập cá nhân: 104/85 triệu đồng đạt 122% số với kế hoạch;  Phí môn bài 16/15 triệu đồng, đạt 106% so với kế hoạch; Thu phí lệ phí 7/15 triệu đồng, đạt 46,6% so với kế hoạch; Thu khác 71/120 triệu đồng, đạt 59,6% so với kế hoạch.

 Thu tiền sử dụng đất 3,928 triệu đồng/3,5 tỷ đồng, đạt 112% so với HĐND huyện giao.

Tổng chi ước thực hiện: 21,593 tỷ đồng. Trong đó: Chi đầu XDCB 15,554 tỷ đồng ( tỉnh, huyện 9,639 tỷ; xã 5,915 tỷ đồng).

          Chi thường xuyên: 6,039/4,651 tỷ đồng, đạt 130% so với kế hoạch, khoản chi này bao gồm chi lương, các khoản phụ cấp các khoản chi thường xuyên, chi bổ sung có mục tiêu.

6.2. Tín dụng ngân hàng.

Tổng dự nợ ngân hàng chính sách xã hội 26.668.817.670 đồng (gồm các nguồn vốn như: vốn hộ nghèo, cận nghèo, vốn sinh viên, vốn nước sạch VSMT, vốn XKLĐ, vốn sản xuất kinh doanh, hộ mới thoát nghèo, nhà ở xã hội...)

Trong đó: Vốn do Hội phụ nữ quản lý đồng 18.274.367.670; vốn do Hội nông dân quản lý 7.542.950.000 đồng; vốn do Hội CCB quản lý: 851.500.000 đồng.

II. LĨNH VỰC VĂN HÓA-XÃ HỘI:

  1. Giáo dục - đào tạo.

   Các đơn vị trường học đã thực hiện nghiêm túc và hoàn thành chương trình dạy học theo Quyết định số 2083/QĐ-UBND ngày 21/8/2021 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc ban hành Khung kế hoạch thời gian năm học 2021-2022 đối với giáo dục mầm non; Hoàn thành tốt các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm học 2021-2022 theo kế hoạch. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa lớp 1, lớp 2, lớp 6 và triển khai thực hiện đối với lớp 3, lớp 7 trong năm học 2022-2023, chuẩn bị các điều kiện về thiết bị, cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên để thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới đối với các lớp học kế tiếp

  Chỉ đạo các đơn vị thực hiện tốt tiêu chí trường học an toàn phòng, chống dịch Covid-19 khi tổ chức nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ tại trường; Rà soát Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi, có kế hoạch bổ sung kiến thức cho trẻ đáp ứng hoàn thành các mục tiêu cuối độ tuổi, chuẩn bị tâm thế cho trẻ bước vào lớp 1,

  * Trường Tiểu học Vinh Hà: năm học 2022-2023

- Tuyển sinh lớp 1 đạt tỷ lệ: 100%:  63/63 em ra lớp.

- Số lớp 2 buổi/ngày: 10/12 lớp ; Số học sinh học 2 buổi/ ngày 297 đạt 95,4 % ; (trong đó: 2 lớp ghép Cống Quan: 14 HS học 1 buổi do thiếu phòng); Khối 1: 63em; Khối 2: 52 em; Khối 3: 49 em; Khối 4: 64 em; khối 5: 69em. Tổng 297, nữ 155 em

- Tổng số học sinh bỏ học: Tính đến ngày 22/11/2022 là: 0

- Số lớp học Tiếng anh: 12/12 lớp, số lớp học Tin học 6 lớp

- Kết quả phổ cập giáo dục năm 2022: Đạt cấp độ 3

* Trường Tiểu học Hà Trung:Tình hình, số lượng học sinh hiện nay:

- Công tác tuyển sinh đầu cấp đạt tỷ lệ: 100%:  101/101 em ra lớp.

- Số lớp 2 buổi/ngày: 16/16 lớp tỉ lệ 100%

- Tổng số học sinh hiện nay: 457/201 nữ:

+ Khối lớp 1: 4 lớp; Khối lớp 2: 3 lớp; Khối lớp 3: 3 lớp; Khối lớp 4: 3 lớp; Khối lớp 5: 3 lớp

* Trường Mầm non: Công tác huy động trẻ ra chăm sóc nuôi dưỡng trẻ :

Toàn trường có: 14 nhóm, lớp; Trong đó: 03 nhóm trẻ, 1 nhóm 18 -24 tháng, 2 nhóm 25-36 tháng; 03 lớp MG (3-4)tuổi; 04 lớp MG(4-5)tuổi; 04 lớp MG (5-6) tuổi.

* Số trẻ học tại trường: 393 cháu

+ Tổng số trẻ đi học nhà trẻ: 51/249 cháu, đạt tỷ lệ 20,48% 

+ Tổng số trẻ mẫu giáo ra lớp: 342/ 433 đạt tỷ lệ 78,98%

+ Trẻ 5 tuổi ra lớp: 142/142 trẻ đạt tỷ lệ 100%.

+ 100% các cháu được bán trú tại trường.

         Công tác kiểm định chất lượng và chuẩn quốc gia

Tiếp tục duy trì và phát huy điểm mạnh, có kế hoạch cải tiến chất lượng nhằm hướng đến đánh giá cấp độ 2 sau 5 năm.

* Trường THCS Vinh Hà: Tình hình học sinh năm học 2022-2023:

Trường có: 18 lớp/ 473 hs. Trong đó Khối 6: 136  hs/ 77 nữ; Khối 7: 90 hs/ 46 nữ; Khối 8: 123 hs/62 nữ; Khối 9: 124 hs/58 nữ.

- Tuyển sinh: 135/135 (tỷ lệ 100%)

- Tình hình học sinh giảm: Không có

- Kết quả đỗ tốt nghiệp THCS năm học 2021 – 2022: 112/112 hs, tỷ lệ: 100%

- Kết quả Phổ cập GD- XMC năm 2022; Phổ cập GD THCS: Đạt mức độ 3; Xóa mù chữ: Đạt mức độ 2

* Công tác phổ cập giáo dục:

Công tác phổ cập giáo dục (PCGD) các cấp, bậc học đã đạt được những kết quả quan trọng. Đến thời điểm hiện nay toàn xã có: đạt chuẩn XMC mức độ II, tỷ lệ 15 - 60 tuổi biết chữ mức độ 2

 Công tác xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia: Đến nay có 4/4 trường, đạt tỷ lệ 100%. Tỷ lệ lớp học 2 buổi/ngày bậc tiểu học đạt 100%, cấp THCS đạt 100%. Kiểm định chất lượng giáo dục đến nay có 100% trường hoàn thành tự đánh giá

2. Công tác Y tế - Dân số KHHGĐ.

* Các chương trình y tế quốc gia: 98% trẻ em < 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ; 95% bà mẹ mang thai được quản lý và tiêm ngừa uốn ván; 100% học sinh tiểu học được tẩy giun đầy đủ theo định kỳ; 100% học sinh mẫu giáo,tiểu học ,THCS và THPT được khám sức khoẻ đầu cấp; Thực hiện chiến dịch cân trẻ trên địa bàn toàn xã: kết quả tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi : 7.82% ( Giảm 0,18%).

* Công tác khám chữa bệnh tại trạm y tế: Tổng số lần khám bệnh tại trạm y tế: 5107; Trong do BHYT: 5107; Châm cứu tại trạm y tế: 1050 lượt.

* Công tác truyền thông dân số kế hoạch hóa gia đình.

          - Tổ chức 3 đợt chiến dịch truyền thông dân số lồng ghép dịch vụ kế hoạch hóa gia đình kết quả đạt được như sau:

          + Dụng cụ tử cung: 66 trường hợp, đạt 80.48% (Kế hoạch 82 TH); Đình sản: 3 trường hợp; Thuốc tiêm: 36, đạt 180% (Kế hoạch 20); Thuốc cấy: 4, đạt 100% (Kế hoach 4); Bao cao su: 186 trường hợp, đạt 80,17% (Kế hoạch 232 TH); Thuốc uống: 117, đạt 100,86% (Kế hoạch 116 TH)

          - Tổng số người sử dụng các biện pháp tránh thai: 470, đạt 82,4% (Kế hoạch 570): Tổng số phụ nữ khám phụ khoa: 685; Tổng số phụ nữ được điều trị phụ khoa: 150; Tổng số trẻ sinh: 72, con thứ 3 trở lên: 9 trường hợp. Tỷ lệ 12.5%,( Giảm 2.68% so với năm 2021).

* Công tác phòng chống dịch.

- Tăng cường giám sát, phòng chống một số dịch bệnh nguy hiểm như: tiêu chảy cấp, hội chứng chân - tay - miệng, sốt xuất huyết.

- Tổng số mắc sốt xuất huyết trên địa bàn: 11ca  trong đó 6 ca địa phương, 5 ca ngoại lai.

- Tổ chức thau vét bọ gậy và phun hóa chất xử lý. Không để dịch xảy ra trên diện rộng.

- Tổ chức kí cam kết phòng chống dịch tại các trường học và hộ gia đình.

- Phun hóa chất chủ động phòng chống sốt xuất huyết 2 thôn trên địa bàn, tại thôn 2 và thôn 4.

* Triển khai tiêm vacin Covid-19 kết quả như sau.

- Đối với trẻ em dưới 18 tuổi theo địa bàn: 1632 người. Trong đó: Trẻ đã tiêm mũi 1 chưa tiêm mũi 2: 224 trẻ, trong đó: 5-11tuổi: 216 trẻ chiếm 13,23%, 12-17tuổi: 8 trẻ chiếm 0,49%; Trẻ đã tiêm mũi 2: 919 trẻ, trong đó: 5-11tuổi: 642 trẻ chiếm 39,33%, 12-17tuổi: 277 trẻ chiếm 16,97% ; Tiêm mũi 3: 489 trẻ (12-17tuổi) chiếm 29,96%

          - Đối với người lớn : 5.125 người. Trong đó: Tiêm mũi 3: 2.770 người, chiếm 54,04% ; Tiêm mũi 4 : 1.612 người, chiếm 31,45%

* Công tác Y học cổ truyền – Phục hồi chức năng – Người cao tuổi.

    - Triển khai công tác khám và chữa bệnh bằng Y học cổ truyền tại trạm y tế.

    - Tìm kiếm và phát hiện người khuyết tật để đưa vào chương trình phục hồi chức năng.

    * Công tác phối hợp khám Răng Hàm Mặt của Trường Đại học Y Dược Huế với trạm Y tế xã.

     Được sự đồng ý của Sở Y tế Thừa Thiên Huế, Trung tâm Y tế huyện Phú Vang, Ủy ban nhân dân và Trạm y tế xã Vinh Hà, Ban giám hiệu Trường Đại học Y – Dược, Đại học Huế, Khoa Răng Hàm Mặt đã tổ chức đợt thực tập cộng đồng cho sinh viên lớp Răng Hàm Mặt 6A tại Trạm y tế xã Viinh Hà thời gian từ ngày 24/10/2022 – 28/10/2022, trong thời gian thực tập đã thực hiện các nhiệm vụ cụ thể như sau:

    + Giáo dục sức khỏe răng miệng cho người dân và học sinh trên địa bàn xã

    + Khám răng miệng với tổng số lượt: 256 lượt khám

    + Trám 377 răng sâu ngà

    + Lấy cao răng cho 106 người dân và học sinh.

          3. Văn hóa thông tin – TDTT:

  Tổ chức các hoạt động Mừng Đảng, Mừng Xuân Nhâm Dần (2022). Chỉ đạo văn hóa thông tin tuyên truyền chào mừng các ngày lễ lớn của quê hương đất nước; Nhiều hoạt động lễ hội văn hóa, thể thao trên địa bàn xã hoạt động trở lại trong trạng thái bình thường mới của tình hình dịch bệnh Covid-19; chú trọng tuyên truyền phòng, chống Covid-19 trong các hoạt động kinh doanh dịch vụ văn hóa trên địa bàn xã.

  Hoạt động thể dục thể thao: Tổ chức Đại hội thể dục thể thao xã và tham gia Đại hội TDTT huyện Phú Vang lần thứ VII năm 2022; tham gia các giải thi đấu thể thao như cầu lông CBCNVC huyện, giải cờ tướng, giải bóng đá, giải Billiard.

 Hoạt động thông tin - truyền thông: Công tác phát thanh tuyên truyền đảm bảo nội dung và thời lượng phát sóng, đã thực hiện nhiều đợt tuyên truyền về “Học tập và làm theo tư tưởng,  đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, tuyên truyền Luật ATGT, ngày thành lập Đảng, mừng Đảng mừng Xuân, Luật nghĩa vụ quân sự, tuyên truyền các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương,... kỷ niệm 47 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2022).

Năm đã tổ chức tuyên truyền 272 lượt trên phương tiện trên loa truyền thanh của xã, 12 pano cổ động trực quan, 42 băng rôn để tuyên truyền trong các ngày lễ lớn, trọng đại của đất nước, nhất là trong công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 để nhân dân hiểu, nhận thức đúng đắn hơn trong việc thực hiện và chấp hành các chủ trương, chính sách của đảng, pháp luật của Nhà nước

4. Công tác lao động việc làm, xoá đói giảm nghèo và chính sách xã hội:

          - Công tác chính sách xã hội: Thực hiện tốt chính sách người có công với cách mang và thân nhân người có công với cách mạng.

          - Về công tác tặng quà cho gia đình chính sách nhân dịp 27/7/2022:

          + Quà lãnh đạo tỉnh 23 suất x 200.000 đồng/1 suất = 4.600.000 đồng ( trong đó: thờ cúng BMVNAH 10 suất, có công 8 suất, tù đày 4 suất, thờ cúng LTCM 1 suất).

+ Quà Chủ tịch nước 89 suất X 300.000 đồng/ 1 suất = 26.700.000 đồng ( trong đó: thờ cúng LS 83 suất, thương binh 4 suất, thân nhân chủ yếu 2 suất).

+ Quà lãnh đạo huyên 2 suất X 500.000 đồng/1 suất = 1.000.000 đồng.

+ Quà lãnh đạo xã 111 suất X 100.000 đồng/1 suất = 11.100.000 đồng.

          - Về công tác lập hồ sơ hưởng chế độ chính sách có công:

          + Hướng dẫn lập hồ sơ thờ cúng cho thân nhân Liệt sĩ 01 hồ sơ, huyện đã ra quyết định nhận.

          + Hướng dẫn thân nhân người có công cách mạng từ trần lập hồ sơ hưởng mai táng phí 01 hồ sơ, huyện đã ra quyết định nhận trợ cấp.

          + Đã triển khai xây dựng 01 nhà cho gia đình chính sách theo Quyết định 22 đã nghiệm thu đưa vào sử dụng.

          - Công tác Bảo trợ xã hội: Hướng dẫn người dân lập hồ sơ hưởng chế độ BTXH 63 hồ sơ, trong đó hồ sơ cao tuổi 27 hồ sơ, 18 hồ sơ đối tượng khuyết tật,         hướng dẫn thân nhân đối tượng BTXH lập hồ sơ hưởng mai táng phí 18 hồ sơ, huyện đã ra quyết định hưởng trợ cấp.

          - Công tác giảm nghèo:

+ Hộ nghèo: 189 hộ, tỷ lệ 6,9%.

+ Hộ cận nghèo 201 hộ, đạt tỷ lệ 7,34%

* Công tác đào tạo nghề, xuất khẩu lao động, tạo việc làm mới:

- Đào tạo nghề cho lao động nông thôn 15 người.

- Sinh viên tốt nghiệp các trường TC, CĐ, ĐH 61 người

- Tạo việc làm mới 227.

- Xuất khẩu lao động 18 người.

          5. Công tác Tư pháp – Hộ tịch:

  Về công tác Hộ tịch: Đăng ký khai sinh: 290 trường hợp; kết hôn: 70 trường hợp; khai tử: 207 trường hợp; xác nhận tình trạng hôn nhân: 90 trường hợp; bản sao trích lục hộ tịch: 520 trường hợp;Thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch: 04 trường hợp.

Về công tác Chứng thực: Chứng thực bản sao từ bản chính: 740 trường hợp; Chứng thực theo hợp đồng giao dịch: 68 trường hợp; Chứng thực chữ ký: 75 trường hợp.

Công tác thu lệ phí chứng thực: Ủy ban nhân dân xã chỉ đạo thực hiện công tác thu theo Thông tư liên tịch số 158/TTLT-BTC-BTP ngày 12/10/2015 của Bộ Tài chính - Bộ Tư pháp quy định mức thu, chế độ thu nộp và quản lý lệ phí chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký, chứng thực hợp đồng giao dịch. Quyết định số 26/2017/QĐ-UBND ngày 5/5/2017 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế.

Về công tác hoà giải cơ sở và công tác đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật: Hiện nay toàn xã có 5 tổ hoà giải với 30 hòa giải viên. Tổng số vụ Hoà giải là 9 vụ; Thông qua công tác Hoà giải các quy định của pháp luật đã dần đi sâu vào đời sống của nhân dân, qua đó nhận thức về pháp luật của đông đảo cán bộ và nhân dân đã nâng lên.

           6. Công tác phòng chống thiên tai:

   6.1.Công tác chỉ đạo và triển khai các giải pháp phòng chống bão, lũ: Thực hiện phương châm “Chủ động phòng tránh, đối phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và có hiệu quả”, trong đó lấy công tác phòng là chính, chủ động xây dựng kế hoạch PCTT-TKCN theo nguyên tắc “4 tại chỗ”; đối phó có hiệu quả trước những diễn biến phức tạp, khó lường của thời tiết trong năm 2022; UBND xã, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN của xã xây dựng phương án phòng chống thiên tai và TKCN năm 2022 (trọng tâm là mùa bão lụt năm 2022), phục vụ công tác chỉ đạo phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn xã với các nội dung chính sau đây:

    6. 2. Giai đoạn chuẩn bị trước mùa mưa bão:

     Tiến hành tổ chức Hội nghị triển khai công tác phòng chống thiên tai và TKCN năm 2022 từ xã đến thôn, các cơ quan đơn vị để làm cơ sở bổ sung hoàn chỉnh hơn kế hoạch, phương án PCTT-TKCN cho năm 2022.

     Phân công nhiệm vụ các thành viên Ban Chỉ huy phụ trách từng địa bàn, củng cố 3 tổ thường trực tại Cơ quan Công an xã, Ban Chỉ huy Quân sự xã và Văn phòng thường trực Ban chỉ huy PCTT và TKCN xã.

    6. 3. Giai đoạn trong thiên tai:

    Khi có tin dự báo thiên tai xảy ra tùy theo mức độ dự báo để triển khai công tác phòng chống kịp thời:

     Tổ chức trực bảo vệ cơ quan 24/24 giờ, theo dõi diễn biến thời tiết, tình hình thiên tai giữ vững thông tin liên lạc thông suốt giữa Ban Chỉ huy.

      Những nơi xung yếu phải luôn luôn được kiểm tra theo dõi, khi tình huống nguy hiểm sắp xảy ra, kịp thời tổ chức ứng cứu huy động các lực lượng xung kích để cứu hộ theo phương án, khẩn cấp sơ tán người, tài sản ra khỏi khu vực nguy hiểm (vùng thấp trũng, vùng sạt lở ven sông,...). Quan tâm các hộ chính sách neo đơn, người già, trẻ em, người tàn tật, bệnh nhân tại trạm y tế...

    Tổ chức ngay lực lượng hậu cần khi sơ tán để cung cấp lương thực, thực phẩm... cho nhân dân vùng ngập lụt, không để nhân dân bị đói rét, huy động mọi nguồn lực tại chỗ để chủ động phòng chống thiên tai có hiệu quả.

     6. 4. Sau thiên tai:

     - Khẩn trương tổ chức cứu hộ, (tìm kiếm người mất tích để mai táng); cứu chữa kịp thời những nạn nhân bị thương tích do thiên tai, cứu đói, tu sửa nhà cửa, ổn định nơi ăn chốn ở cho nhân dân. Đồng thời làm tốt việc tiếp nhận và phân phối hàng cứu trợ đến tận tay nhân dân, không để nhân dân thiếu đói.

    - Nắm chắc tình hình thiệt hại do thiên tai để có kế hoạch tập trung mọi nguồn lực nhanh chóng khắc phục, sửa chữa kịp thời các công trình hạ tầng cơ sở; đảm bảo điện, nước sinh hoạt, giải toả thông thoáng các tuyến đường giao thông, tổ chức xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh, khôi phục sản xuất, ổn định đời sống của nhân dân.

    - Phát động phong trào “Lá lành đùm lá rách” huy động mọi nguồn lực trong dân để giúp đỡ những hộ dân bị thiệt hại vuợt qua khó khăn, hoạn nạn. Tổ chức rút kinh nghiệm, khen thưởng động viên kịp thời các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong phòng chống và khắc phục hậu quả thiên tai; bổ sung, hoàn chỉnh phương án PCTT-TKCN của địa phương, đơn vị.

III. QUỐC PHÒNG – AN NINH VÀ CÔNG TÁC NỘI CHÍNH:

1. Quốc phòng.

          a. Nhiệm vụ trực sẵn sàng chiến đấu.

Tổ chức duy trì nghiêm công tác trực chỉ huy, trực LL trong các ngày lễ lớn như tết cổ truyền Nhâm Dần năm 2022, Ngày thành lập Đảng CSVN 03/2, ngày thành lập đoàn TNCS HCM 26/3, kỷ niệm 47 năm ngày giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước 30/4 và Quốc tế lao động 01/5, chiến thắng Điện Biên Phủ 07/5 và 132 ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh 19/5, lễ Phật đảng phật lịch 2022, ngày Cách mạng tháng 8 và Quốc khánh 02/9 đảm bảo quân số, an toàn không để bất ngờ xảy ra, phối hợp với công an tuần tra canh gác mật phục giữ vững ANCT-TTATH ở từng địa bàn, cụm dân cư.

b. Nhiệm vụ xây dựng LLDQ.

Trong năm tổ chức kiện toàn lại LLDQ theo đúng chỉ tiêu huyện giao, có số lượng và chất lượng, tổng số LLDQ toàn xã có 65 đồng chí.

Trong đó: LLDQ cơ động 28 đồng chí; LLDQ tại chổ 01 tiểu đội gồm 10 đồng chí; LLDQ tại chổ các thôn 04 tổ đội 12 đồng chí; Lực lượng binh chủng 15 đồng chí.

Nhìn chung các lực lượng này có đủ phẩm chất, trình độ năng lực, có độ tin cậy cao đặc biệt các lực lượng trong Trung đội dân quân cơ động, Tiểu đội tại chổ, đội ngũ cán bộ Thôn đội trưởng, Tiểu đội trưởng, sẵn sàng đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay.

c. Xây dựng lực lượng dự bị động viên.

Tổng số quân nhân dự bị hạng 1 toàn xã 191 đồng chí, trong đó: Sỹ quan 6 đồng chí; Hạ sỹ quan chiến sỹ 185 đồng chí lực lượng này có đủ điều kiện, sức khoẻ, trình độ năng lực, SSCĐ, chiến đấu và phục vụ chiến đấu khi có tình huống xảy ra.

          d. Nhiệm vụ huấn luyện sẵn sàng chiến đấu.

          - BCHQS xã đã tham gia tập huấn tại Ban chỉ huy Quân sự huyện gồm Chính trị viên, Chính trị viên phó, bt cơ động và các đồng chí Thôn đội truởng, Tiểu đội trưởng Dân quân cơ động theo kế hoạch của Ban CHQS huyện, Chỉ huy trưởng, phó chỉ huy trưởng tham gia tập huấn tại Bộ CHQS tỉnh nhằm nâng cao vai trò làm tham mưu cho Đảng uỷ, chính quyền địa phương về công tác Quân sự, quốc phòng.

          Ban chỉ huy quân sự xã đã chuẩn bị tốt mọi mặc nhiệm vụ quân sự quốc phòng sắp xếp sổ sách, phòng làm việc, phòng trực phục vụ cho công tác thanh tra, kiểm tra.

          Ban chỉ huy Quân sự xã tham mưu cho Uỷ ban nhân dân xã Xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ Quân sự - Quốc phòng, Kế hoạch Công tác Đảng, Công tác chính trị ngay từ đầu năm, đồng thời xây dựng KH PCBL, kế hoạch huấn luyện trình Ban chỉ huy Quân sự huyện Phê chuẩn, tham mưu điều động, tổ chức huấn luyện cho lực lượng dân quân cơ động và một số đồng chí LLDQ tại chỗ năm 2022, đảm bảo nghiêm túc, đúng nội dung, chương trình, thời gian quy định.

          Ban chỉ huy Quân sự xã tham mưu cho Đảng ủy, Uỷ ban nhân dân xã điều động trung đội Dân quân cơ động tham gia hội thao tại Ban CHQS huyện và tham gia Diễn tập KVPT tỉnh tại xã Vinh An bảo đảm quân số, an toàn trong huấn luyện diễn tập và an toàn giao thông.

          e. Nhiệm vụ tuyển quân. Tổng số phát lệnh gọi nhập ngũ 17 thanh niên, được giao 15 thanh niên; trong đó: quân sự 12 thanh niên, công an 03 thanh niên. Đã hoàn thành công tác tuyển quân năm 2022.

g. Nhiệm vụ động viên tuyển quân năm 2023..

          * Công tác đăng ký, quản lý, nắm nguồn.

- Căn cứ Nghị định 13/2016, ngày 19/02/2016 của Chính phủ về việc đăng ký cho nam thanh niên trong độ tuổi 17, tiến hành phúc tra, rà soát lập danh sách trong độ tuổi 18 - 27 và phân loại theo kế hoạch của Ban CHQS huyện,

- Ban CHQS xã tham mưu cho HĐNVQS xã tổ chức đăng ký độ tuổi 17 cho 82 thanh niên, nắm chắc nguồn SSNN năm 2023,

          * Công tác sơ tuyển.

UBND xã đã chỉ đạo HĐNV QS xã mà trực tiếp là BCH QS xã chủ động tham mưu hiệp đồng với Trạm y tế tiến hành sơ tuyển để phân loại thanh niên theo tiêu chuẩn bằng mắt bảo đảm đúng theo quy định. Tổng số phát lệnh sơ tuyển 101, có mặt 28, đang học 28, trình độ văn hóa dưới lớp 7 là  17, phát lệnh không được do đi xuất khẩu lao động 11, không chấp hành17. Ban chỉ huy quân sự xã tham mưu cho HĐNVQS xã mời gia đình về cam kết và gọi con em về tiếp tục sơ tuyển đạt kết quả theo kế hoạch đã đề ra.

* Công tác khám tuyển NVQS.

Tổ chức phát lệnh khám tuyển quân sự tại huyện cho 48 thanh niên: Có mặt 29 thanh niên. Trình độ thấp 02 thanh niên; Đang học các trường 03 thanh niên; Đi khỏi địa phương không phát lệnh được 01 thanh niên; Không chấp hành khám 13 thanh niên.

- Đạt sức khoẻ: 6 thanh niên: Loại 1: 01 thanh niên; Loại 2: 03 thanh niên; Loại 3: 02 thanh niên.

- Phát lệnh khám tuyển Công an 05 thanh niên: Có mặt 05 thanh niên. Loại 2: 02 thanh niên.

* Tiếp tục phát lệnh khám tuyển lần 2: Gồm 14 thanh niên và 13 thanh niên chống lệnh

2. Công tác đảm bảo an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội.

  - Tình hình an ninh chính tin trên địa bàn xã tiếp tục được giữ vững ổn định. Đã triển khai có hiệu quả nhiều đề án, phương án, kế hoạch bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội. Chủ động phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn, làm thất bại âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động và các loại tội phạm, tệ nạn xã hội (thực hiện có hiệu quả mục tiêu kéo giảm tội phạm về TTXH); không để xảy ra bất ngờ, phát sinh “điểm nóng”, không để xảy ra biểu tình, tuần hành trái pháp luật gây mất trật tự an toàn xã hội.

   - Công tác quản lý nhà nước về an ninh, trật tự được tăng cường, siết chặt, công tác PCCC được đảm bảo nhưng còn tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp. Tai nạn giao thông trên địa bàn giảm.

- Hoạt động việt kiều , người nước ngoài, các đoàn lâm thời. Trong năm có 4 việt kiểu, người nước ngoài đến trên địa bàn, (so với cùng kỳ năm 2021 giảm 02 người)

- An ninh tôn giáo: Trên địa bàn xã có 02 cơ sở tôn giáo, 01 Tiên chúa giáo; 01 Phật giáo, tình hình an ninh chính trị được giữ vững.

- Tình hình tội phạm, vi phạm pháp luật: Xảy ra 01vụ phạm pháp hình sự; trộm cắp tái sản 01.

- Vi phạm hành chính: xảy ra 02 vụ có 06 đối tượng; đánh bạc 01 vụ có 04 đối tượng; sử dụng trái phép chất ma túy 01vụ có 02 đối tượng; xử phạt 02 vụ gồm 06 đối tượng, phạt tiền 05 đối tượng với số 4.000.000 đồng, phạt cảnh cáo 01 đối tượng.

- Công tác đăng ký, quản lý cư trú: Đang ký thường trú 172 nhân khẩu, tách  hộ 22 trường hợp; điều chỉnh bổ sung thông tin 121 trường hợp; xóa khẩu, nhập khẩu 65 khẩu.

- Công tác đảm bảo TTATGT, TTCC: Ra quân tuân hành 18 lượt, lập lại TTCC phát hiện nhắc nhở 18 trường hợp vi phạm về hành lang ATGT đường  bộ, tổ chức tuần tra kiểm soát  trật tự an toàn  giao thông 59 lượt, xử phạt 58 trường hợp với 29.250.000 đồng.

3. Nội chính – Xây dựng chính quyền.

3.1 Công tác nội chính.

  Triển khai thực hiện Kế hoạch số 141/KH-UBND ngày 05 tháng 4 năm 2022 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc tổ chức Hội thi trực tuyến tìm hiểu công tác cải cách hành chính giai đoạn 2021-2025 trong cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Thừa Thiên Huế. UBND xã ban hành Kế hoạch triển khai công tác bầu cử trưởng thôn nhiệm kỳ 2022-2024; Quyết định thành lập ban chỉ đạo bầu cử trưởng thôn 2022-2024; Thành lập 05 tổ bầu cử trưởng thôn nhiệm kỳ 2022-2024, tổ chức bầu cử 5/5 thôn thành công.

          Tổ chức lễ công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới năm 2021 và tổ chức các ngày lễ lớn của quê hương đất nước.

   3.2. Cải cách hành chính.

   Ban hành Kế hoạch Cải cách hành chính năm 2021 để triển khai thực hiện năm 2022; Chỉ thị tăng cường kỷ cương, kỷ luật hành chính, nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động bộ máy quản lý nhà nước trên địa bàn xã, Chỉ thị về đẩy mạnh công tác cải cách hành chính gắn liền với xây dựng chính quyền điện tử, chuyển đổi số và đô thị thông minh.

Quyết định tặng giấy khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã với 12 buổi hội nghị tổng kết đã tặng 27 tập thể đã và 103 cá nhân đã có thành tích trong các lĩnh vực chuyên đề kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng trên địa bàn xã.  

4. Tình hình tiếp nhận và trả kết quả tại bộ phận một cửa.

Tiếp tục duy trì áp dụng hệ thống quản lý chất lượng phù hợp tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001: 2015 tại xã như: ban hành sổ tay chất lượng; thực hiện quy trình kiểm soát tài liệu; quy trình kiểm soát hồ sơ; quy trình đánh giá nội bộ,....qua đó đã làm thay đổi cách thức hoạt động của cán bộ, công chức theo hướng phục vụ; Hiệu quả hoạt động của bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cao hơn, đem lại lợi ích thiết thực đối với tổ chức, công dân.

Tổ chức tốt việc tiếp nhận và xử lý những phán ánh, kiến nghị của tổ chức, công dân, thông qua đó tiếp nhận các phản ánh về các quy định hành chính, thủ tục hành chính không phù hợp. Công khai chuẩn mực các quy định hành chính để nhân dân, các tổ chức xã hội giám sát việc thực hiện.

Triển khai khảo sát lấy ý kiến mức độ hài lòng của người dân trong thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.

- Thụ lý hồ sơ thủ tục bộ phận tiếp nhận và trả kết quả: trong năm 2022 bộ phận TN&TKQ xã đã tiếp nhận và chuyển các cơ quan chuyên môn giải quyết Thực hiện Quy định của Nhà nước về việc tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính trong năm 2022 (từ ngày 01/01/2022 đến ngày 16/12/2022) trên địa bàn xã Vinh Hà đã tiếp nhận và giải quyết 319 hồ sơ. Trong đó:

+ Trả đúng thời hạn: 293 hồ sơ.

+ Trả quá hạn: 20 hồ sơ.

+ Hồ đang giải quyết: 06 hồ sơ.

- Tình hình tiếp nhận hồ sơ trực tuyến, số hóa: năm 2022, bộ phận TN&TKQ đã đẩy mạnh việc tiếp nhận và hướng dẫn nộp hồ sơ bằng hình thức trực tuyến đối với tất cả các thủ tục hành chính.

- Tổng số hồ sơ liên thông:

- Tổng hồ sơ số hóa: 319

+ Hồ sơ đã được số hóa: 315; trong đó: Bão trợ xã hội 46; Chứng thực 66; Đất đai 113; Hộ tịch 73; Quy hoạch xây dựng 16; Liên thông lĩnh vực có công 01.

+ Hồ sơ đang chờ giải quyết: 04

- Thực hiện ý kiến chỉ đạo UBND huyện: UBND xã đã giao cụ thể việc giải quyết đến từng  cán bộ, công chức và yêu cầu Văn phòng thống kê xã thường xuyên theo dõi, nhắc nhở cán bộ, công chức trong việc giải quyết nhiệm vụ và báo cáo UBND huyện theo đúng thời hạn, tuy nhiên vẫn còn một số công việc được giải quyết chưa kịp tiến độ.

- UBND xã nhận được 2022 văn bản đến. Đa số các văn bản đến thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND xã đều được giải quyết kịp thời; tuy nhiên vẫn có một số văn bản xử lý chậm làm ảnh hưởng đến công tác chỉ đạo điều hành của UBND, trong năm UBND xã ban hành 1052 văn bản đi, trong đó: Quyết định: 310; Kế hoạch: 135; Thông báo 112 Báo cáo 131, tờ trình 122 và 232 các loại văn bản khác

- Thực hiện ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh: Từ ngày 01/01/2022 đến ngày 01/12/2022 UBND xã đã nhận 25YKCĐ của UBND huyện. Đã thực hiện 25 YKCĐ trong đó (18 YKCĐ xử lý đúng hạn; 7 YKCĐ xử lý quá hạn)

5. Công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo; phòng chống tham nhũng, lãng phí.

Lãnh đạo UBND xã đã phối hợp với Thường trực HĐND xã tổ chức 42 đợt tiếp công dân định kỳ theo kế hoạch; tại các buổi tiếp dân, đã tiếp 11 lượt công dân, với 11 người. Chủ tịch UBND xã đã tổ chức 42 đợt tiếp công dân định kỳ theo lịch

UBND xã tiếp nhận: 3 đơn. Trong đó: 3 đơn thuộc thẩm quyền (Đã chỉ đạo các cán bộ, công chức tham mưu giải quyết 3 đơn, tỷ lệ giải quyết đạt 100%).

Tăng cường quản lý chặc chẽ ngân sách, đầu tư xây dựng cơ bản, đất đai; Chỉ đạo công tác giám sát, quản lý đầu tư XDCB, chống lãng phí, thất thoát ngân sách; thực hiện kê khai tài sản theo quy định.

IV. MỘT SỐ TỒN TẠI, HẠN CHẾ TRONG THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2022:

Bên cạnh những kết quả đạt được như đã nêu trên, tình hình kinh tế - xã hội năm 2022 vẫn còn một số tồn tại, hạn chế sau:

- Nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội gặp nhiều khó khăn, nhất là hoạt động sản xuất, kinh doanh vẫn còn bị ảnh hưởng của đại dịch covid-19.

- Thời tiết khí hậu diễn biến khá phức tạp, biểu hiện của biến đổi khí hậu khá rõ rệt,... đã ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, phát triển của cây trồng, vật nuôi, nuôi trồng thủy sản trên dịa bàn xã.

- Công tác phòng cháy chữa cháy tại các chợ còn hạn chế, các hệ thống, phương tiện phòng cháy, chữa cháy chưa được quan tâm đầu tư, trang bị theo quy định.

- Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật còn chưa được hiệu quả và sâu rộng. Kinh phí, cơ sở vật chất, phương tiện làm việc dành cho công tác PBGDPL chưa đáp ứng được với yêu cầu trong điều kiện hiện nay.

 

Phần thứ hai

KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2023

Năm 2023, là năm thứ ba thực hiện Nghị quyết Đảng bộ xã lần thứ XIV về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2020 – 2025. Bên cạch những kết quả đã đạt được, song nền kinh tế xã nhà vẫn còn bị ảnh hưởng nặng nề chung do dịch bệnh, thiên tai. Do đó, xã Vinh Hà đề ra mục tiêu phát triển kinh tế từng bước tăng trưởng nhưng phải bền vững có chất lượng, hiệu quả.

I. MỤC TIÊU, VÀ CÁC CHỈ TIÊU CHỦ YẾU:

          1. Mục tiêu:

Tập trung phát triển sản xuất; xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống; Nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo. Cải thiện đời sống nhân dân đi đôi với giảm nghèo bền vững, tạo việc làm, bảo đảm an sinh xã hội. Giải quyết tốt vấn đề môi trường. Cải cách bộ máy hành chính nhà nước, nâng cao hiệu quả công tác chống quan liêu, tham nhũng. Giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội; xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, đội ngũ cán bộ công chức giỏi chuyên môn, nghiệp vụ, vững vàng đạo đức cách mạng, đáp ứng yêu cầu lãnh đạo, quản lý trong thời kỳ mới.

2. Một số chỉ tiêu chủ yếu:

 

TT

Các chỉ tiêu chủ yếu

Đơn vị tính

 

KH năm 2023

A

CHỈ TIÊU KINH TẾ

 

 

1

Giá trị sản xuất (GO) (2010)

Tỷ đồng

414,27

 

- Nông, lâm, ngư nghiệp

Tỷ đồng

247,26

 

- Thương mại, dịch vụ

Tỷ đồng

131,77

 

-Tiểu thủ công nghiệp- xây dựng

Tỷ đồng

35,24

2

Tổng đầu tư toàn xã hội tăng thêm

Tỷ đồng

100

3

Sản lượng lương thực

Tấn

8.915

4

Sản lượng đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản

Tấn

600

5

Giá trị thu hoạch/diện tích canh tác

Tr.r/ha/năm

72

6

Tổng thu ngân sách

Trong đó: Tổng thu ngân sách xã

                 Thu  cấp QSDĐ

                 Thu cấp QSDĐ xã hưởng 35%

Tỷ đồng

Tỷ đồng

Tỷ đồng

Tỷ đồng

13,807

9,786

9,0

3,150

7

Chi ngân sách

Tỷ đồng

7,821

8

Thu nhập bình quân đầu người

Tr.đ

54

B

CHỈ TIÊU VỀ XÃ HỘI

 

 

9

Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi SDD

%

8

10

Tỷ lệ hộ nghèo (giảm hằng năm)

%

1-1,5

11

Tạo việc làm mới

Người

220

12

Tỷ lệ lao động qua đào tạo

%

47

13

Tỷ lệ dân số tự nhiên  (%)

%

1,0

14

Tỷ lệ người dân tham gia BHYT

%

98

C

CHỈ TIÊU VỀ MÔI TRƯỜNG

 

 

15

Tỷ lệ hộ dùng nước máy

%

95

16

Tỷ lệ thu gom và xử lý rác thải

%

87

 

3. Các chương trình trọng điểm:

- Chương trình phát triển nông nghiệp, trọng tâm lúa chất lượng cao.

- Chương trình giảm nghèo bền vững.

II. KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH, LĨNH VỰC:

1. Về kinh tế:

1.1. Về sản xuất Nông - Lâm - Ngư nghiệp.

Trồng trọt: Cây lúa: Tổng diện tích cả năm 2023: 1.511ha, dự kiến năng suất 59 tạ/ha, sản lượng 8.915 tấn, trong đó:

- Đông Xuân: 781,5ha, gồm: Nội đồng 261ha; Bàu Ô: 445,5ha; Vịnh, hà cỏ: 75ha

- Hè Thu: 729,5 ha, gồm: Nội đồng 209ha; Bàu Ô: 445,5ha; Vịnh, hà cỏ: 75ha

* Các mô hình trong năm 2023: Trên cơ sở các văn bản hướng dẫn của cấp trên, Hợp Tác xã nông nghiệp đã tham mưu, đăng ký các mô hình năm 2023, như sau:

- Mô hình cánh đồng mẫu liên kết sản xuất lúa giống ĐT100 (Vùng Bàu Ô1), 91,1ha.

- Mô hình cánh đồng mẫu liên kết sản xuất lúa giống Hg12 (Vùng Bàu Ô5), 93,5ha.

- Mô hình liên kết sản xuất giống lúa ĐT100 (Vùng Ô3 Cống Lầu), 68ha

- Mô hình liên kết sản xuất lúa giống VNR20 (Vịnh trên,Vịnh Dưới), 25ha.

- Mô hình liên kết sản xuất lúa giống TƯ8 (Vùng Hà Cỏ, Quần thể), 26,3ha

- Mô hình liên kết sản xuất lúa giống  Hà Phát 3 (Vùng Nội đồng Thôn 3, Thôn Phường Nhất), 10ha.

- Mô hình liên kết sản xuất lúa giống VNR20 (Vùng Nội đồng Hà Làng Thôn 2), 05ha.

* Giống và cơ cấu giống: Đưa tỷ lệ sử dụng giống lúa xác nhận 98% trở lên; Cơ cấu giống lúa có chất lượng cao đạt từ 50% trở lên.

Hợp Tác xã nông nghiệp mạnh dạn thay thế những giống lúa đã bị thoái hóa, dễ đỗ ngã thay vào đó những giống lúa chất lượng, năng suất, sản lượng cao để sản xuất tăng năng suất, sản lượng của nhân dân.

Tỷ lệ giống lúa có chất lượng cao: 413,9/781,5ha, đạt 52,9%, trong đó từ các mô hình 318,9ha, hộ dân tự phát 95ha (chủ yếu HG12, HP3, ĐT100; HT1.....);

Chương trình mỗi xã mỗi sản phẩm: Phấn đấu năm 2023 trên địa bàn xã có từ 1 sản phẩm đạt hạng từ 3 sao trở lên: Gạo chất lượng Vinh Hà.

Chăn nuôi và Thú y.

Thực hiện kế hoạch phát triển chăn nuôi lợn theo đề án chăn nuôi lợn an toàn sinh học. Thực hiện quy hoạch các vùng chăn nuôi tập trung đảm bảo an toàn dịch bệnh và vệ sinh môi trường. Hướng dẫn người dân phát triển chăn tập trung quy mô trang trại đồng thời vừa phát triển chăn nuôi nông hộ theo hình thức công nghiệp, an toàn sinh học. Phấn đấu tăng giá trị sản phẩm chăn nuôi, ổn định đàn trâu, bò, tăng số lượng và chất lượng đàn gia cầm, đàn lợn.

Về lâm nghiệp : Tổ chức vận động nhân dân trồng cây phân tán, cây xanh ở các thôn. Thực hiện tốt công tác chăm sóc cây, tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy.

Công tác nuôi trồng thủy sản.

Tổ chức tuyên truyền vận động ngư dân huy động mọi nguồn lực tăng cường công tác đầu tư sản xuất và nâng cao hiệu quả trong nuôi trồng thuỷ sản. Tăng cường chỉ đạo HTX và ngư dân thực hiện công tác NTTS bảo đảm diện tích, hình thức nuôi, đối tượng nuôi, theo lịch thời vụ và kế hoạch để đảm bảo NTTS bền vững hiệu quả, hạn chế ô nhiễm môi trường, dịch bệnh.

Công tác khai thác thủy sản: Khuyến khích cho ngư dân sử dụng các nghề khai thác, đánh bắt truyền thống trước đây; tiếp tục triển khai Chỉ thị của UBND Huyện về việc nghiêm cấm đánh bắt, khai thác thuỷ sản bằng các hình thức mang tính huỷ diệt; Tạo môi trường thông thoáng để các loài thuỷ hải sản phát triển, hạn chế ô nhiễm môi trường.

1.2. Phát triển ngành nghề, dịch vụ.

  Tập trung phát triển mạnh các ngành dịch vụ ở địa phương. Phát triển đa dạng hóa các loại hình dịch vụ với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế. Huy động mọi nguồn lực để đầu tư phát triển dịch vụ thông qua các chương giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 -2025.

Tập trung phát triển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nhằm thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển, khuyến khích đầu tư mở rộng các hoạt động hàng hoá dịch vụ tiêu dùng, dịch vụ nông nghiệp và vận chuyển phục vụ cho sản xuất góp phần nâng cao thu nhập cải thiện đời sống nhân dân.

1.3. Huy động vốn đầu tư và phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội.

Tăng cường thu hút sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng. Tập trung các nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước, vốn từ các dự án để xây dựng các công trình cấp thiết về hạ tầng xã hội, phục vụ dân sinh. Tăng cường công tác giám sát, đánh giá việc quản lý và sử dụng vốn của các dự án đầu tư bằng nguồn vốn nhà nước.

Đẩy nhanh việc lập thủ tục đầu tư, khảo sát, thiết kế dự toán. Tăng cường hoạt động giám sát cộng đồng để đảm bảo chất lượng công trình.

1.4. Tài chính – ngân sách.

Về thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn: Thông qua công tác quy hoạch sử dụng đất để thực hiện và khai thác nguồn thu từ chính sách đổi đất lấy hạ tầng, cơ cấu và tỷ lệ phân chia nguồn thu giữa các cấp ngân sách đang tính theo định mức hiện hành. Năm 2022 xã phấn đấu thu ngân sách nhà nước đạt và vượt dự toán được giao.

Về chi ngân sách Nhà nước trên địa bàn: Thực hiện chi ngân sách tiết kiệm, hiệu quả, thường xuyên kiểm tra các đơn vị sử dụng ngân sách trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

1.5 . Công tác đất đai.

- Tập trung rà soát thủ tục các trường hợp đủ điều kiện để lập thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhất là đất sản xuất nông nghiệp tại vùng Bàu Ô1, Ô2.

- Tiếp tục tăng cường công tác tham mưu xử lý dứt điểm các trường hợp lấn chiếm đất mặt nước để vay ví rọ sáo.

- Tiếp tục thực hiện trong lĩnh vực đất đai, đặc biệt trong cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đảm bảo giải quyết công việc nhanh chóng, đúng pháp luật, thuận lợi cho người dân.

- Đẩy mạnh công tác cập nhật, chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính (đặc biệt là bản đồ địa chính) nhằm đảm bảo hồ sơ địa chính luôn phù hợp với thực trạng giúp cho việc tổ chức đăng ký cấp giấy được thuận lợi hơn. Tiếp tục rà soát cụ thể các trường hợp còn tồn đọng, vướng mắc trong cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để có giải pháp tháo gỡ cụ thể.     

- Cùng với cán bộ Phòng Tài nguyên môi trường (đặc biệt là Văn phòng Đăng ký QSD đất) hướng dẫn người dân kê khai hồ sơ nhằm tránh hồ sơ phải gửi trả để kê khai lại và bổ sung nhiều lần.                                                                   

-Tăng cường phối hợp với các tổ chức đoàn thể (Hội phụ nữ, đoàn thanh niên...) trong công tác tuyên truyền phố biến giáo dục pháp luật đất đai cho mọi tầng lớp nhân dân, để giúp người dân hiểu và sử dụng đất đai đạt hiệu quả, đúng pháp luật, giảm thiểu tình trạng vi phạm pháp luật đất đai của người sử dụng đất, lấn chiếm đất đai xây dựng nhà trái phép.

-Tham gia các lớp tập huấn do do Huyện tổ chức nhằm nâng cao nghiệp vụ để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

- Đẩy mạnh công tác giải quyết tranh chấp đất đai, khiếu nại, tố cáo.

- Tiếp tục tuyên truyền Pháp luật về đất đai tránh tình trạng người dân lấn chiếm đất xây dựng nhà trái phép.

- Tiếp tục dọn dẹp vệ sinh môi trường và chặt cây Mai Dương, vớt bèo  trên các sông, hói.Thu gom,vận chuyển rác thải sinh hoạt theo đúng qui định, để đảm bảo vệ sinh trên toàn xã.

2. Về văn hóa - xã hội:

2.1. Giáo dục - đào tạo.

Tiếp tục rà soát, quy hoạch, phát triển mạng lưới trường lớp, cơ sở giáo dục trên địa bàn huyện một cách hợp lý chuẩn bị cho năm học mới: Rà soát, điều chỉnh quy hoạch mạng lưới trường lớp phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, dân cư trên địa bàn huyện. Đánh giá thực trạng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học; thực trạng các điểm trường lẻ, các trường có quy mô nhỏ; xây dựng lộ trình để sắp xếp các trường mầm non, tiểu học, THCS theo quy định theo hướng hợp lí, đồng bộ, hoàn thiện; Có kế hoạch tổ chức học bán trú cho học sinh tiểu học; đẩy mạnh công tác xã hội hóa trong giáo dục; giảm dần tỉ lệ phòng học bán kiên cố, nâng cao chất lượng giáo dục, hướng tới xây dựng các trường học kiểu mẫu.

2.2. Y tế - dân số.

Triển khai đồng bộ và có hiệu quả các giải pháp chủ động phòng chống dịch nói chung và COVID-19 nói riêng, tăng cường công tác giám sát, phát hiện kịp thời các ca bệnh đặc biệt là COVID-19, bệnh đậu mùa khỉ và các chỉ số nghi ngờ để khống chế và dập tắt nhanh chóng không để dịch lây lan trên diện rộng ảnh hưởng đến sức khoẻ và tính mạng của nhân dân. Tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng khám chữa bệnh phục vụ chăm sóc sức khoẻ nhân dân trên địa bàn huyện. Phát huy hiệu quả mô hình hỗ trợ và chuyển giao kỹ thuật từ tuyến trên trong khám bệnh, chữa bệnh hàng ngày, hỗ trợ đào tạo bồi dường kiến thức chuyên môn và đào tạo liên tục.

Tổ chức thực hiện và hoàn thành chỉ tiêu các chương trình mục tiêu Y tế Quốc gia và phòng chống một số bệnh xã hội. Đẩy mạnh công tác tiêm chủng mở rộng phấn đấu trên 99% trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ, 100% trẻ em từ 6 đến 36 tháng tuổi và bà mẹ sau sinh 01 tháng được uống Vitamin A, giảm tỷ lệ SDD trẻ em dưới 5 tuổi xuống còn 7,5%, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên ở mức 1%. Duy trì xã 100% đạt tiên tiến về Y Dược cổ truyền.

2.3. Văn hóa thông tin.

Tổ chức thực hiện tốt các hoạt động thông tin, tuyên truyền chào mừng các ngày lễ, kỷ niệm của đất nước, địa phương và các sự kiện chính trị, văn hóa của quê hương, đất nước, tuyên truyền thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp; tuyên truyền Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045; tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ lớn của quê hương, đất nước trong năm 2023...

 Đẩy mạnh công tác xây dựng đời sống văn hoá cơ sở gắn với nâng cao chất lượng phong trào “TDĐKXDĐSVH” trên địa bàn huyện. Tiếp tục chỉ đạo các xã, thị trấn, phòng ban chuyên môn triển khai kế hoạch thực hiện nếp sống văn minh đô thị và nông thôn. Tập trung đẩy mạnh công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa của dân tộc đi liền với thực hiện tốt Luật Di sản văn hóa. Tổ chức thực hiện có hiệu quả việc tu bổ di tích được xếp hạng trên địa bàn xã.

Tổ chức các hoạt động, các thiết chế văn hoá cơ sở, các cơ sở hoạt động dịch vụ văn hoá, thể dục, thể thao, du lịch và quảng cáo điểm vui chơi công cộng trên địa bàn.

Triển khai thực hiện công tác chuyển đổi số năm 2023 trên địa bàn xã; Kế hoạch tuyên truyền cải cách hành chính năm 2023.

2.4.Lao động, chính sách – xã hội.

Tăng cường liên kết đào tạo giữa cơ sở dạy nghề với các doanh nghiệp thông qua nhiều hình thức hợp đồng liên kết đào tạo. Đào tạo phải xuất phát từ nhu cầu của người học, nhu cầu sử sử dụng lao động của doanh nghiệp để giải quyết việc làm sau đào tao.

Thực hiện tốt các chương trình vốn vay tín dụng hộ nghèo, vốn vay giải quyết việc làm, vốn vay đi xuất khẩu lao động. Tiếp tục triển khai các chương trình, dự án thuộc chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo nhằm thực hiện có hiệu quả công tác giảm nghèo theo hướng bền vững.

Nêu cao trách nhiệm của gia đình, cộng đồng và xã hội trong việc thực hiện chính sách, pháp luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em, tăng cường các biện pháp phòng, chống tai nạn thương tích, xâm hại trẻ em, nhất là trong các kỳ nghỉ hè. Tăng cường công tác truyền thông giáo dục, kiểm tra, ngăn chặn có hiệu quả các tệ nạn xã hội và phòng chống các loại tội phạm

3. Công tác quốc phòng - an ninh, cải cách hành chính, tư pháp.

  3.1 Công tác quốc phòng: Triển khai tốt nhiệm vụ quân sự - quốc phòng địa phương năm 2023. Hoàn thành tốt nhiệm vụ diễn tập theo kế hoạch.

Triển khai các bước chuẩn bị cho công tác tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ năm 2023 đúng quy định, đủ chỉ tiêu trên giao. Làm tốt công tác chuẩn bị và tổ chức lễ ra quân huấn luyện đúng theo kế hoạch. Tiếp tục củng cố, xây dựng, điều chỉnh, bổ sung lực lượng DQTV, DBĐV theo đúng quy định đảm bảo số lượng, chất lượng, có độ tin cậy cao. Chỉ đạo các xã, thị trấn, các đơn vị tự vệ trên địa bàn huyện tổ chức huấn luyện các đối tượng theo quy định.

  3.2 Công tác đảm bảo ANCT-TTATXH: Tăng cường công tác đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống. Nắm chắc tình hình an ninh tôn giáo, an ninh nông thôn, an ninh biên giới biển; đấu tranh với các “tà đạo, “đạo lạ”… Mở các đợt cao điểm tấn công, kiềm chế các loại tội phạm và các tệ nạn xã hội, nhất là ma túy, cờ bạc, sử dụng công nghệ cao, môi trường, cho vay nặng lãi. Quan tâm công tác phòng cháy, chữa cháy rừng; cháy nổ tại các chợ, trung tâm thương mại, khu dân cư tập trung,…rà soát, bổ sung phương án phòng, tránh thiên tai, cứu nạn, cứu hộ năm 2023.

3.3. Công tác xây dựng chính quyền: Tiếp tục sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy theo các Nghị định mới của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn của Trung ương, của tỉnh đảm bảo tinh gọn, hợp lý và vận hành hiệu quả, thực hiện kịp thời công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại cán bộ, công chức theo đúng quy định.

Thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao chỉ số cải cách hành chính của huyện. Thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực văn thư, lưu trữ; thi đua -  khen thưởng.

 3.4. Tôn Giáo: Tăng cường công tác phối hợp nắm tình hình, phát hiện, tham mưu kịp thời xử lý những vấn đề tôn giáo nhạy cảm, giữ vững an ninh tôn giáo trên địa bàn huyện. Hướng dẫn giúp đỡ các tổ chức cá nhân tôn giáo các thủ tục hành chính về lĩnh vực tôn giáo, theo dõi đôn đốc giải quyết một số vấn đề tôn giáo còn tồn đọng.

 3.5. Cải cách hành chính: Tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cho công chức làm việc tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hiện đại xã. Công khai hoá, đơn giản hoá các thủ tục hành chính: nhanh, gọn, hiệu quả; Áp dụng có hiệu quả hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2015

Tăng cường công tác kiểm tra CCHC, nhất là kiểm tra việc thực hiện kỷ luật, kỷ cương hành chính nhà nước, chấn chỉnh lề lối làm việc theo Chỉ thị số 04/CT-UBND ngày 19/01/2021 của UBND huyện về tăng cường kỷ luật hành chính, nâng cao hiệu quả, hiệu lục hoạt động bộ máy quản lý nhà nước trên địa bàn.

3.6. Công tác tư pháp: Tăng cường công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn huyện hiệu quả; tập trung theo dõi đối với các lĩnh vực có nhiều khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn thi hành, ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh của người dân.

Nâng cao chất lượng soạn thảo, thẩm định, ban hành văn bản quy phạm pháp luật đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất với hệ thống của dự thảo văn bản và đảm bảo tiến độ, thời gian phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Xây dựng và tổ chức triển khai hiệu quả các kế hoạch trong lĩnh vực Tư pháp năm 2023. Tổ chức triển khai các văn bản pháp luật mới.

3.7. Tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo; phòng chống tham nhũng, lãng phí: Tiếp tục triển khai, tuyên truyền Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, Luật Tiếp công dân và các văn bản hướng dẫn thi hành đến tận cán bộ, nhân dân để nâng cao ý thức về chấp hành pháp luật; Thực hiện tốt công tác tiếp công dân tại xã để tiếp nhận giải quyết dứt điểm, kịp thời hạn chế khiếu kiện vượt cấp làm ảnh hưởng không tốt đến bầu cử Quốc hội và HĐND các cấp; Đối với những vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp xã cần tập trung giải quyết dứt điểm và đảm bảo đúng thời gian theo quy định của Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo.

Trên đây là báo cáo đánh giá tình hình kinh tế - xã hội năm 2022 và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2023 trên điịa bàn xã, UBND xã báo cáo UBND Huyện, Ban Thường vụ Đảng uỷ, HĐND xã biết để chỉ đạo./.

 

Nơi nhận:

- UBND Huyện (b/c);

- TV. Đảng uỷ, HĐND xã (b/c);

- CT, các PCT UBND xã;

- Các ban ngành, đoàn thể;

- Các đại biểu HĐND xã;

- Lưu.

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN

CHỦ TỊCH

 

 

 

 

La Phước Thịnh

 

 

Huỳnh Đông
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 805.876
Truy cập hiện tại 52