Tìm kiếm tin tức

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Liên kết website
KẾ HOẠCH ỨNG DỤNG CNTT NĂM 2023
Ngày cập nhật 17/10/2023

ỦY BAN NHÂN DÂN

XÃ VINH HÀ

Số: 99/KH-UBND

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Vinh Hà, ngày 03 tháng 03  năm 2023

 

KẾ HOẠCH

Ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước, phát triển

Chính quyền số và bảo đảm an toàn thông tin mạng năm 2023

 

 

I. CĂN CỨ LẬP KẾ HOẠCH

- Luật Công nghệ thông tin ngày 29/6/2006;

- Luật Giao dịch điện tử ngày 29/11/2005;

- Luật An toàn thông tin mạng ngày 19/11/2015;

- Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 của Chính phủ về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan Nhà nước;

  - Nghị quyết số 12/NQ-TU ngày 11/12/2021 của Tỉnh ủy về “Chuyển đổi số tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”; Chương trình số 16-CTr/HU, ngày 21/12/2021 của của Huyện ủy Phú Vang về việc “thực hiện Nghị quyết số 12/NQ-TU ngày 11/12/2021 của Tỉnh ủy về Chuyển đổi số tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”; Kế hoạch số 367/KH-UBND ngày 3/12/2021 của UBND tỉnh về ứng dụng CNTT trong hoạt động cơ quan nhà nước, phát triển Chính phủ số, Chính quyền số và bảo đảm an toàn thông tin mạng tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2022; Kế hoạch số 311/KH-UBND ngày 25/8/2022 của UBND tỉnh về Thực hiện Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, UBND huyện ban hành kế hoạch số 31/KH-UBND ngày 27/01/2022 về việc thực hiện nhiệm vụ ứng dụng CNTT năm 2022; Kế hoạch số 59/KH-UBND ngày 02/3/2022 về việc tuyên truyền, phổ biến về chuyển đổi số huyện Phú Vang trên các phương tiện thông tin đại chúng năm 2022; Kế hoạch 78/KH-UBND ngày 21/3/2022 về việc triển khai chương trình Chuyển đổi số huyện Phú Vang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, trong đó đề ra các mục tiêu cụ thể, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các đơn vị trực thuộc; Qua triển khai thực hiện đã đạt được một số kết quả và là tiền đề, nền tảng để xây dựng mục tiêu chuyển đổi số trong năm 2023 và các năm tiếp theo.

II. MỤC TIÊU NĂM 2023

1. Mục tiêu chung

- Tiếp tục triển khai thực hiện Quyết định số 1957/QĐ-UBND ngày 31/7/2020 của UBND tỉnh Phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số tỉnh Thừa Thiên Huế; Kế hoạch số 222/KH-UBND ngày 21/10/2020 của UBND tỉnh ban hành kế hoạch triển khai chương trình chuyển đổi số tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025.

- Triển khai đồng bộ các giải pháp hoàn thiện nền tảng chính quyền điện tử của xã để nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính Nhà nước và chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp; xây dựng, phát triển chính quyền điện tử ở xã dựa trên dữ liệu và dữ liệu mở của tỉnh, huyện hướng tới hình thành Chính quyền số ở cấp xã.

- Góp phần hoàn thiện Kiến trúc ICT đô thị thông minh của tỉnh Thừa Thiên Huế, qua đó tạo được nền tảng cốt lõi của đô thị thông minh đáp ứng điều kiện triển khai Internet vạn vật (IoT); Xử lý dữ liệu lớn (BigData). Từng bước xây dựng phát triển các dịch vụ đô thị thông minh. Nâng cao hiệu quả của việc xây dựng chính quyền điện tử và phát triển dịch vụ đô thị thông minh.

- Từng bước tiến hành triển khai kế hoạch chuyển đổi số trong cơ quan Nhà nước, dần hoàn thiện các Chỉ số chuyển đổi số ở cấp xã trên cơ sở các nội dung của Quyết định số 1726/QĐ-BTTTT ngày 12/10/2020 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc phê duyệt Đề án “Xác định Bộ chỉ số đánh giá chuyển đổi số của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và của quốc gia”.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Mục tiêu ứng dụng CNTT, phát triển Chính quyền điện tử của xã

- 100% tỷ lệ hồ sơ giải quyết TTHC được thực hiện thông qua Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp xã.

- 100% tỷ lệ Cổng thông tin điện tử cấp xã tuân thủ các quy định tại Nghị định số 43/2011/NĐ-CP.

- 30% tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) sử dụng chữ ký số trên nền tảng di động để thực hiện TTHC.

- 90% tỷ lệ DVCTT xử lý bằng hồ sơ điện tử.

- 100% tỷ lệ văn bản trao đổi giữa các CQNN (trừ văn bản mật theo quy định của pháp luật) dưới dạng điện tử.

- 80% tỷ lệ hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng.

- 90% tỷ lệ báo cáo định kỳ (không bao gồm nội dung mật) được gửi, nhận qua Hệ thống thông tin báo cáo quốc gia.

- 100% hồ sơ giải quyết TTHC được số hoá.

- 40%-60% rút ngắn thời gian họp, giảm tối đa việc sử dụng tài liệu giấy thông qua Hệ thống thông tin phục vụ họp và xử lý công việc, văn phòng điện tử.

b) Mục tiêu ứng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp hướng đến xây dựng chính quyền thông minh

- 100% số lượng người dân và doanh nghiệp tham gia hệ thống thông tin Chính phủ điện tử được xác thực định danh điện tử thông suốt và hợp nhất trên tất cả các hệ thống thông tin của các cấp chính quyền.

- 80% tỷ lệ hồ sơ giải quyết trực tuyến trên tổng số hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính (TTHC).

- Tích hợp 50% các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 trên địa bàn tỉnh với Cổng Dịch vụ công quốc gia;

- 80% DVCTT cung cấp mức độ 3, mức độ 4.

- 70% DVCTT mức độ 3, mức độ 4 có phát sinh HSTT trên tổng DVCTT mức độ 3, mức độ 4.

- Tối thiểu 90% người dân và doanh nghiệp hài lòng về việc giải quyết thủ tục hành chính.

- 60% TTHC đã triển khai có phát sinh hồ sơ tiếp nhận hoặc trả kết quả giải quyết qua dịch vụ BCCI.

c) Mục tiêu phát triển hạ tầng CNTT và an toàn thông tin

- 100% tỷ lệ phần mềm quản lý văn bản và điều hành được kết nối, liên thông qua Trục liên thông văn bản quốc gia phục vụ gửi, nhận văn bản điện tử.

- Kết nối vào Mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước.

- 100% hệ thống thông tin trong CQNN được phê duyệt theo cấp độ.

- 100% HTTT đã triển khai mức bảo vệ 4 lớp.

- 100% các máy tính của cán bộ, công chức, viên chức được cài đặt phần mềm diệt virus có bản quyền.

- Có thiết bị họp trực tuyến chuyên dùng kết nối đường truyền dữ liệu tốc độ cao.

III. NỘI DUNG XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN SỐ NĂM 2023

1. Xây dựng Chính quyền số

a) Phát triển Chính quyền số

- Triển khai, thực hiện các chủ trương, định hướng của tỉnh Thừa Thiên Huế, chương trình của huyện về chuyển đổi số, Chính quyền số trên địa bàn xã.

- Tuyên truyền, phổ biến, tập huấn về chuyển đổi số, Chính quyền số.

- Phối hợp với các cơ quan chuyên môn của huyện, tỉnh thực hiện Chuyển hóa các hệ thống thông tin dùng chung trong cơ quan Nhà nước theo kiến trúc Chính quyền điện tử 2.0.

- Đảm bảo cấp phát chữ ký số qua sim di động cho 100% cán bộ lãnh đạo UBND các xã.

- Ban hành quy chế thực hiện nghiêm và các điều kiện đảm bảo 100% văn bản quản lý nhà nước thực hiện qua môi trường mạng, trong đó 100% các văn bản ban hành có áp dụng chữ ký số. Đối với các trường hợp đã được cấp chữ ký số thì tham gia ký số vào quy trình ban hành văn bản theo quy định.

b) Ứng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp

- Thực hiện theo hướng chuẩn hóa theo các quy định mới của Cổng dịch vụ công của quốc gia; Số hóa dữ liệu theo hướng chuẩn hóa lưu trữ điện tử và hồ sơ điện tử.

- Phối hợp, triển khai thực hiện việc chuẩn hóa nền tảng tích hợp các dịch vụ khác vào Cổng dịch vụ công thống nhất tạo điều kiện thuận lợi cho công dân, tổ chức; Đặc biệt là tích hợp trí tuệ nhân tạo vào hệ thống nhằm tối ưu hóa quá trình xử lý, quản lý, giám sát hiệu quả chất lượng dịch vụ công.

- Rà soát dịch vụ công của bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hiện đại của xã, vận dụng các tiện ích đã được triển khai vào thực tiễn như (dịch vụ bưu chính công ích, hồ sơ điện tử, chữ ký số, thanh toán không dùng tiền mặt, xác thực danh tính…) để áp dụng vào thủ tục hành chính đảm bảo đủ điều kiện công bố mức độ 3,4.

- Công khai đầy đủ các TTHC sau khi được tỉnh công bố trên trang thông tin điện tử của xã; Công khai việc tra cứu quá trình xử lý hồ sơ và mức độ hài lòng của người dân trên trang thông tin điện tử của xã.

- Triển khai các giải pháp tuyên truyền, hướng dẫn người dân thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức 3, mức 4, thanh toán không dùng tiền mặt, sử dụng bưu chính công ích.

c) Phát triển hạ tầng CNTT và an toàn thông tin

- Tiếp tục đầu tư, nâng cấp hạ tầng dùng chung: Nâng cấp các trang thiết bị công nghệ mới, nâng cấp các thiết bị, máy móc cho cán bộ, công chức và tại bộ phận bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hiện đại xã để phục vụ xử lý công việc hàng ngày và cho người dân được tốt hơn;

- Đề nghị cấp trên nâng cấp hạ tầng Mạng LAN và WAN, đảm bảo đường truyền tốc độ cao tại cơ quan xã.

- Triển khai hệ thống điện toán đám mây trong cơ quan Nhà nước; Đảm bảo đủ năng lực vận hành các hệ thống thông tin quan trọng của chính quyền điện tử và dịch vụ đô thị thông minh.

- Phối hợp triển khai hệ thống giải pháp Dữ liệu lớn (Big Data) phục vụ cho việc thu thập, tổng hợp, phân tích và hỗ trợ công cụ dự báo quản lý trên nền tảng dữ liệu lớn.

- Hạ tầng về an toàn thông tin: Kiến nghị Sở thông tin và Truyền thông  hướng dẫn cài đặt và đăng ký phần mềm diệt virus có bản quyền và xây dựng nên tảng và hệ thống quy chuẩn đảm bảo an toàn thông tin phục vụ chuyển đổi số đến năm 2030 của xã.

d) Phát triển nguồn nhân lực cho ứng dụng CNTT

- Phối hợp, triển khai đề án Phát triển công nghiệp công nghệ thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025.

- Bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ công chức phụ trách công nghệ thông tin của cơ quan xã theo Khung chương trình chuyển đổi số của tỉnh.

- Kiến nghị UBND huyện tổ chức tập huấn nâng cao năng lực ứng dụng CNTT cho cán bộ, công chức xã trong chuyển đổi số. Tập huấn nâng cao kiến thức về nhận thức chuyển đổi số cho cán bộ Lãnh đạo cấp xã.

đ) Phát triển dịch vụ Đô thị thông minh

- Phối hợp triển khai hoàn thiện nền tảng dùng chung trong việc chỉ đạo, điều hành của UBND xã; Đầu tư, hoàn thiện hệ thống camera tại các vùng trọng điểm ngập lụt và một số tuyến quan trọng trên địa bàn xã.

- Chủ động phối hợp với các cơ quan chuyên môn của tỉnh, huyện xây dựng hoàn thiện nền tảng số, hoàn thiện và phát triển dịch vụ đô thị thông minh trong các lĩnh vực: Giáo dục, Y tế, Du lịch, Văn hóa, Giao thông, Môi trường.

2. Xây dựng Kinh tế số

- Triển khai, thực hiện các chủ trương, định hướng của Tỉnh về phát triển kinh tế số, chuyển đổi số cho doanh nghiệp.

- Tuyên truyền, phổ biến về kinh tế số trên các phương tiện thông tin và ở các cấp. Tham gia các cuộc họp, hội thảo, hội nghị cho các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tài chính, ngân hàng trong huyện về chuyển đổi số kinh tế số.

- Kiến nghi huyện đầu tư hạ tầng và nền tảng số.

- Phát triển doanh nghiệp công nghệ số và thúc đẩy hoạt động kinh doanh số, thương mại điện tử. Khuyến khích sử dụng các công nghệ nền tảng mới trong các

- Triển khai hỗ trợ các chương trình đào tạo và phát triển nhân lực Kinh tế số.

3. Xây dựng xã hội số

- Thực hiện các chủ trương, định hướng của Tỉnh về phát triển xã hội số và chuyển đổi số cho người dân.

- Xây dựng và ban hành các quy định, chính sách, kế hoạch, chương trình, đề án về phát triển xã hội số, chuyển đổi số cho người dân

- Tuyên truyền, phổ biến về chuyển đổi số và xã hội số trên các phương tiện thông tin và ở các cấp.

IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN

- Ngân sách Nhà nước.

- Nguồn xã hội hóa.

- Các nguồn hợp pháp khác.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Bộ phận Văn phòng và Văn hóa xã hội xã

- Phối hợp với các bộ phận liên quan tham mưu UBND xã xây dựng các quy định, chính sách để tạo giải pháp đảm bảo môi trường pháp lý trong hoạt động ứng dụng CNTT của cơ quan Nhà nước trên địa bàn xã; tham mưu giới thiệ công chức  phụ trách CNTT để đề nghi huyện đào tạo nâng cao năng lực CNTT đảm bảo mục tiêu phát triển của các ngành, địa phương.

- Tham mưu, đề xuất UBND xã điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch hoặc giải quyết vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện.

- Tham mưu các phương án để huy động các nguồn lực xã hội tham gia xây dựng Chính quyền điện tử và dịch vụ Đô thị thông minh.

- Tiếp tục tổ chức triển khai hiệu quả Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hiện đại cấp xã.

- Tham mưu UBND xã đầu tư trang thiết bị xây dựng Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hiện đại của đơn vị.

 2. Bộ phận Tài chính - Kế toán xã

- Trên cơ sở nguồn vốn ngân sách, cân đối, bố trí đủ ngân sách hàng năm để thực hiện Kế hoạch này; quản lý, sử dụng kinh phí cụ thể chi cho ứng dụng CNTT trong hoạt động các cơ quan Nhà nước và chuyển đổi số của xã.

- Xây dựng việc bố trí kinh phí duy trì trang thông tin điện tử của xã, kinh phí thuê dịch vụ, kinh phí triển khai ứng dụng và phát triển CNTT theo đề xuất của các bộ phận.

Trong quá trình thực hiện Kế hoạch, nếu thấy cần sửa đổi, bổ sung những nội dung cụ thể, các cơ quan, các đơn vị và các bộ phận liên quan chủ động phối hợp với bộ phận Văn phòng để tổng hợp, báo cáo UBND xã xem xét, quyết định./.

 

Nơi nhận:
- UBND huyện (b/c);

- Phòng VHTT huyện;

- Đảng ủy xã;

- TT HĐND xã;

- CT và các PCT UBND xã;

- UBMTTQVN xã và các đàn thể xã;

- Các công chức chuyên môn của xã;

- Lưu: VP.

TM. ỦY BAN NHÂN

CHỦ TỊCH

 

 

 

 

 

La Phước Thịnh

 

 

Huỳnh Đông
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 763.456
Truy cập hiện tại 839